Sự tác động của độ PH, nồng độ enzim và cơ chất


  1. PH

      Các giá trị pH cực trị cũng làmbiến tính các enzim khi các ion được giải phóng từ các axit hoặc các bazơ can thiệp vào các liên kết hiđro làm méo mó hoặc phá vỡ các cấu trúc bậc hai hoặc bậc ba của một enzim. Do vậy, mồi enzim có một pH tối ưu.

     Việc thay đổi pH sẽ tạo ra một phương thức để không chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật không mong muốn qua việc làm biến tính protein của chúng. Chẳng hạn (axit axetic, pH 3) có tác đụng như một chất bảo quản trong dưa chuột muối, còn amoniac (pH 11,5) có thể được sử dụng như một chất tẩy uế.

độ PH


2. Nồng độ enzim và cơ chất

      Một nhân tố khác quyết định tốc độ hoạt động của enzim bên trong tế bào là nồng độ cơ chất có mặt. Khi nồng độ cơ chất tăng lên, hoạt tính enzim tăng vì ngày càng có nhiều vị trí hoạt động được liên kết với các phân tử cơ chất hơn. Cuối cùng, khi tất cả các vị trí hoạt động của enzim đã được liên kết với cơ chất thì các enzim đạt tới điểm bão hòa của chúng và việc thểm nhiều cơ chất hơn sẽ không làm tăng tốc độ hoạt động của enzim.

      Rõ ràng rằng tốc độ hoạt động của enzim cũng bị ảnh hưởng bởi nồng độ của enzim trong tế bào. Trong thực tế, một cách đê sinh vật điều hòa trao đổi chất của chúng là nhở việc kiểm soát số lượng và thời lượng của sự tổng hợp enzim. Nói cách khác, nhiều enzim được sản sinh ra ở những số lượng và thời lượng cần thiết để chúng có thể duy trì hoạt động trao đổi chất. Ngoài ra, các tế bào nhân chuẩn kiểm soát một số hoạt tính enzim bằng cách khu trú enzim ở bên trong các màng nhờ vậy về mặt vật lý một số phản ứng trao đôi chất sẽ diễn ra tách biệt với phần còn lại của tế bào. Chẳng hạn, các tế bào bạch cầu phân giải các tác nhân gây bệnh đã bị thực bào bằng cách sử dụng các enzim được bao gói bên trong các lizoxom.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: cấu tạo tế bào, lên men

1 nhận xét:

Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

Đăng nhận xét