Tại điểm này trong sự phân giải một phân tử glucoza, một lượng lớn năng lượng vẫn nằm lại trong các liên kết của axetyl-CoA. Chu trình Krebs là một loạt gồm tám phản ứng enzim sẽ chuyển phần lớn số năng lượng dự trữ đó tới các coenzim NAD* và FAD. Hai cacbon trong axetat bị oxi hoá và các coenzim bị khử. Chu trình Krebs, được gọi tên theo nhà hóa sinh học Hans Krebs (1900-1981), người đã làm sáng tỏ các phản ứng của nó vào những năm 1940, diễn ra trong tế bào chất của các sinh vật nhân sơ và trong phần nền ti thể của các sinh vật nhân chuẩn. Nó cũng được gọi là chu trình axit trìcacboxylic (TCA), vì nhiều trong số các hợp chất của nó chứa ba nhóm cacboxyl, và cũng còn có tên là chu trình axit xitric để chỉ hợp chất đầu tiên được tạo thành trong chu trình.
Có năm kiểu phản ứng trong chu trình Krebs :
- Sự đồng hoá axit xitric
- Các phản ứng đồng phân hoá
- Các phàn ứng oxi hóa khử
- Các phản ứng decacboxyl hóa
- Sự photphoryl hoá ở mức độ cơ chất
Trong bước đầu tiên của chu trình Krebs, sự phá vỡ liên kết cao năng giữa axetat và coenzim A sẽ giải phóng ra năng lượng đủ để liên kết phân tử axetat chứa hai cacbon vừa được giải phóng vào một hợp chất chứa bốn cacbon là axit oxaloaxetic, qua đó tạo nên hợp chất chứa sáu cacbon axit xitric.
Sau sự đồng phân hoá, các phản ứng đecacboxyl hóa của chu trình Krebs sẽ giải phóng ra hai phân tử co, đối với mỗi axetyl- CoA đi vào chu trình. Như vậy, cứ mỗi lần hai nguyên từ cacbon đi vào chu trình, thì hai nguyên tử lại thất thoát vào môi trưởng. Tới điểm giao tiếp này của sự hô hấp một phân tử glucoza, sáu nguyên tử cacbon đã thất thoát vào môi trưởng: hai dưới dạng các phân tử COj được sân sinh trong sự đecacboxyl hóa hai phân tử axit piruvic để tạo thành hai phân tử axetyl-CoA, và bốn phân tử CO, được sản sinh trong sự đecacboxyl hoá sau hai vòng quay của chu trình Krebs (mởi lần có một phân tủ’ axetyl- CoA đi vào chu trình).
Một lượng nhờ ATP cũng được sản sinh trong chu trình Krebs. Cứ hai phân tử axetyl- CoA đi hết chu trình Krebs thì hai phân tử ATP lại được tạo thành nhở sự photphoryl hóa ở mức độ có chất. Một phân tử guanozin triphotphat (GTP) tương tự như ATP được dùng làm chất trung gian trong quá trình này.
Các phản ứng oxi hoá khử sẽ khử FAD thành FADH, va NAD* thành NADH. Do vậy cứ hai phân tử axetyl-CoA di hốt chu trình Krebs thì sáu phân tử NADH và hai phân tử FADH2lại được tạo thành. Trong chu trình Krebs ít năng lượng được bắt giữ trực tiếp trong các liên kết photphat cao năng, song nhiều năng lượng được chuyển qua các điện tử tới NADH và FADH. Các coenzim là những phân tử quan trọng nhất của hô hấp vì rằng chúng mang một lượng lớn năng lượng sau đó sẽ được sử dụng đế photphoryl hóa ADP thành ATP.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét