Các giả thuyết của Koch

        Sau khi phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh than, Koch đã tiếp tục tìm kiếm các tác nhân gây bệnh khác. Trong hai công trình khoa học công 00′ vào năm 1882 và 1884, ông đã thông báo rằng tác nhân của bệnh lao là một vi khuẩn hình que có tôn là Mycobacterium tuberculosis.         Vào năm 1905 ông đã nhận được giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học cho công trình này.
1. Quan sát thấy các vi sinh vật gây bệnh trong chuột bị bệnh, không có mặt
trong chuột khởe mạnh.
2. Phân lập được vi sinh vật và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
3. Chuột khởe được tiêm bởi các vi sinh vật phân lập được sẽ bị mắc bệnh.
4. Tái phân lập được vi sinh vật giống hệt từ chuột bị bệnh.

Koch


        Trong các công bố của mình về bệnh lao, Koch đã làm sáng tở một loạt các bước cần phải được tiến hành để chứng minh căn nguyên của bất kỳ một bệnh nhiễm trùng nào. Các bước này, ngày nay chúng ta gọi là các giả thuyết của Koch, là một trong những đóng góp quan trọng nhất của ông đối với vi sinh vật học. Các giả thuyết của Koch bao gồm:
1- Tác nhân nghi ngờ gây bệnh phải được
tìm thấy trong mọi trường hợp của bệnh và vắng mặt trong các vật chủ khởe mạnh.
2- Tác nhân phải phân lập được và phát triển được bên ngoài vật chủ.
3- Khi tác nhân được đưa vào một vật chủ khởe mạnh, mẫn cảm, vật chủ phải bị nhiễm bệnh.
4- Tác nhân đó phải được phân lập lại từ vật chủ thí nghiệm đã mắc bệnh.
         Chứng ta sử dụng thuật ngõ tác nhân nghi ngờ gây bệnh vì “tác nhân” có thể là nấm, nguyên sinh động vật, vi khuẩn, virut hoặc các tác nhân khác. Nó vẩn là “nghi ngờ” cho đến khi các giả thuyết được chứng minh.
          Trong những “năm hoàng kim” của vi sinh vật học, nhiều nhà khoa học khác đã sử dụng các giả thuyết của Koch cũng như các kỹ thuật phòng thí nghiệm do Koch và Pasteur đề ra để phát hiện căn nguyên của hầu hết các bệnh dò nguyên sinh động vật và vi khuân gây ra cũng như của một số bệnh do virut. Chẳng hạn, Charles Laveran (1845-1922) đã chỉ ra được một loài nguyên sinh động vật là tác nhân gây bệnh sốt rét, còn Edwin Klebs (1834-1913) đã mô tả vi khuẩn gây bệnh bạch hầu. Dmitri Ivanovvski (1864-1920) và Martinus Beijerinck (1851- 1931) đã phát hiện ra một loại bệnh ở cấy thuốc lá với tác nhân có thể chui qua các màng lọc có lỗ rất nhở mà vi khuân không thể đi qua. Beijerinck, khi nhận ra tác nhân không phải vi khuẩn đã gọi nó là một virut có thể qua lọc. Ngày nay những tác nhân như vậy được gọi đơn giản là virut. Như đã lưu ý trước đây, virut chỉ được nhìn thấy vào năm 1932 khi kính hiển vi điện tử được phát minh. Vào năm 1900, bác sĩ người Mỹ VValter Reed (1851-1902) đã chứng minh được rằng virut cũng có thể gây ra các bệnh khác như bệnh sốt vàng ở người.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: quang hop, lên men

0 nhận xét:

Đăng nhận xét