Các giai đoạn đường phân

      Đường phân, cũng được gọi là con đường Embden-Meỵerhoí theo tên các nhà khoa học phát hiện ra nó, là bước đầu tiên trong sự phân giải glucoza theo cả hô hấp lẫn lên men. Đường phân diễn ra ở hầu hết các tếbào. Nói chung, như tên của nó đã chỉ ra, đường phân bao gồm sự phân giải một phân tử glucoza chứa sáu cacbon thành hai phân tử đường chứa ba cacbon. Khi các phân tử ba cacbon này bị oxi hóa thành axit piruvic thì một phần năng lượng giải phóng ra sỗ được tích luỹ lại trong các phân tử ATP.

     Đường phân, quá trình diễn ra trong tế bào chất, có thể được chia thành ba giai đoạn gồm tông số mưởi bước, mỗi bước được xúc tác bởi một enzim riông biệt. Ba giai đoạn của đường phằn là :

1.         Giai đoạn đầu tư năng lượng (bước 1-3). Như với tiền tệ, người ta phải đầu tư trước khi có thể tạo ra lợi nhuận. Trong trưởng hợp này năng lượng trong hai phân tử ATP được đầu tư để photphoryl hoá một phân tử glucoza chứa sáu cacbon và tái sắp xếp các nguyên tử của nó đê tạo thành fructozo 1,6- bisphotphat.

2.         Giai đoạn phân giải (các bước 4 và 5). Fructozo 1,6-bisphotphat được cắt thành glíxeralđehit-3-photphat (G3P) và đihiđroxiaxeton photphat DHAP. Mỗi hợp chất này chứa ba nguyên tử cacbon và có thể chuyển hoá tự do từ dạng này sang dạng kia.

3.         Giai đoạn bào tồn năng lượng (các bước 6-10). G3P (cũng được gọi là photphoglixeralđehit hay PGAL) bị oxi hóa thành axit piruvic, nhở đó thu được hai phân tử ATP. DHAP được chuyển hoá thành G3P và cũng được oxi hóa thành axit pừuvic, qua đó thu được hai phân tử ATP nữa, nâng tổng số lên bốn phân tử ATP.

Fructozo


      Việc nghiên cứu đường phân tạo cơ hội đầu tiên để chúng ta nghiên cứu sự photphoryỉ hoá ở mức độ cơ chất (bước 1, 7 và 10). Chúng ta sẽ nghiên cứu quá trình quan trọng này kĩ hơn bằng cách xem xét bước 10 và cũng là bước cuối cùng của đường phân.

      Một trong hai phân tử axit phot- phoenolpiruvic (PEP) được sinh ra trong bước chín của đường phân là một hợp chất ba cacbon chứa một liên kết photphat cao năng. Khi có mặt một holoenzim đặc hiệu (enzim này cần một coíactơ chứa Mg2+), photphat cao năng trong PEP (một cơ chất) sẽ được chuyển sang một phân tử ADP (cơ chất thứ hai) để tạo thành ATP; sự chuyển trực tiếp photphat giữa hai cơ chất là nguyên nhân tại sao quá trình được gọi là sự photphoryl hoá ở mức độ cơ chất. Hàng loạt sự photphoryl hoá ở mức độ cơ chất tồn tại trong trao đổi chất. Mỗi loại có một enzim riêng nhận ra phân tử cơ chất của nó và ADP Trong đường phân, có hai phân tử ADP được đầu tư vào quá trình photphoryl hóa ớ mức độ cơ chất để khởi động sự phân giải glucoza, và bốn phân tử ATP được sinh ra cũng nhở photphoryl hoá ồ mức độ cơ chất. Do vậy, hiệu suất thực sự sẽ là hai phân tử ATP khi môi phân tử glucoza bị oxi hoá thành axit piruvic. Đường phân cũng thu được hai phân tử NADH.

     Phần mở đầu của sự phân giải glucoza cũng có thể diễn ra theo hai con đường trung gian khác : con đường pentozophotphat và con đường Entner-Doudoroff. Mặc dù thu được ít phân tử ATP hơn đường phân, song các con đường trao đổi chất trung gian nảy sẽ khử các coenzim và sinh ra các chất trao đổi dưới dạng các cơ chất trao đối khác nhau are needed in anabolic pathways, cần cho các con đường trao đổi chất đồng hoá..



Đọc thêm tại : http://baitapvisinh.blogspot.com/2015/06/su-tac-ong-cua-o-ph-nong-o-enzim-va-co.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: quang hop, lên men

0 nhận xét:

Đăng nhận xét