Cấu trúc của lipit

          Màng chứa cả protein lẫn lipit, mặc dù tỷ lệ chính xác của protein và lipit khá dao động.
         Màng sinh chất ở vi khuẩn thưởng có một tỷ lệ protein cao hơn so với màng của sinh vật nhân chuẩn, có thể là do chúng hoàn thành nhiều chức năng khác nhau vẫn được thực hiện bới các màng bào quan của sinh vật nhân chuẩn.
         Hầu hết các lipit liên kết với màng đều bất đối xứng về mặt cấu trúc mang các đầu tận cùng phân cực và không phân cực và được gọi là lưỡng cực.
       Các đầu phân cực tương tác với nước và là đầu ưa nước, các đầu kị nước không phân cực không tan trong nước và có xu hướng liên kẹt với nhau.
         Đặc tính này của lipit cho phép chúng tạo thành một lớp kép trong màng.
      Các mặt ngoài có tính ưa nước, trong khi các đầu kị nước được giấu vào bên trong cách xa hẳn môi trưởng nước xung quanh. Nhiều trong số các lipit lưỡng cực này là các photpholipit.
Mô hình về cấu trúc màng được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay là mô hình khẳm lởng do Singer và Nicholson đề xuất.

lipit


         Các tác giả này phân biệt giữa hai loại protein màng. Các protein ngoại biên được liên kết lỏng lẻo với màng và có thể dễ dàng bị loại bở. Chúng tan trong các dung dịch nước vâ chiếm khoảng 20 đến 30% tông số protein màng.

Khoảng 70 đến 80% protein màng là các protein xuyên màng. Các protein này không dễ bị tách khởi màng và không tan trong các dung dịch nước khi dược giải phóng khởi lipit.
         Các protein xuyên màng, cũng giống như các lipit màng, có tính lưởng cực; các vùng kị nước của chúng bị giấu trong lipit trong khi các phần ưa nước nhô ra khởi bề mặt màng. Một số trong các protein này thậm chí còn xuyên qua toàn bộ lớp lipit. Các protein xuyên màng có thể khuếch tán theo chiều ngang tới mọi vị trí mới trên bề mặt.
       Hiđratcacbon thưởng được gắn vào mặt ngoài của các protein màng sinh chất và hình như giữ các chức năng quan trọng.
        Màng sinh chất của các tế bào nhân sơ phải hoan thành cực kỳ nhiều chức nàng khác nhau. Nếu màng bị phá vỡ, tính nguyên vẹn của tế bào sẽ bị phá hủy, nội chất sẽ rò rỉ vào môi trưởng, và tế bào sẽ chết. Màng sinh chất cũng là một hàng rào chọn lọc cao, nhở đó cho phép tế bào tập trung các chất trao đổi đặc thù và bài tiết các chất thải.
          Bởi vì nhiều chất không thể qua màng sinh chất mà không có sự trợ giúp, nên màng phải trợ giúp sự vận chuyên đó khi cần thiết.
         Các hệ thông vận chuyên có thể được sử dung cho các nhiệm vụ như hấp thu chất đinh dưỡng, bài tiết chất thải và tiết các protein.
       Màng sinh chất ở sinh vật nhân sơ cũng là nơi diễn ra hàng loạt quá trình trao đôi chất sống còn như hồ hấp, quang hợp, tổng hợp lipit và các thảnh phần của thành tê’ bào, vằ có thể cả sự phân ly các nhiễm sắc thể.
         Cuối cùng, màng chứa các phân tử chất thụ thể đặc biệt giúp sinh vật nhân sơ phát hiện và phản ứng với các chất hóa học trong môi trường bao quanh chúng. Rõ ràng rằng màng sinh chất là thành phần thiết yếu đối với sự tồn tại của các vi sinh vật.


Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét