Khi còn là một bác sĩ làng quê ở Đức, Koch đã bắt đầu cuộc chạy đua với Pasteur để tìm ra nguyên nhân của bệnh than, một bệnh gây chết tiềm tàng chủ yếu gặp ở động vật, ở đó độc tố tạo nên các vết loét trên da. Bệnh than gây nên những tổn thất vô giá về tài chính đôi với nông dân và các chủ trang trại vào những năm 1800, và bệnh có thể lây sang người.
Koch đã nghiên cứu kỹ lưỡng máu của các động vật bị nhiễm bệnh, 1 và trong mọi trường hợp ông đều phát hiện ra một vi khuẩn hình que xếp thành chuỗi. Ông quan sát thấy sự hình thành các thể nghỉ (nội bào tử) bên trong các tế bào vi khuẩn và chỉ ra rằng bào tử luôn luôn gây nên bệnh than khi chúng được tiêm vào chuột. Đây là lần đầu tiên một vi khuẩn được chứng minh là căn nguyên gây ra một loại bệnh.
Được cổ vũ bởi thành công này, Koch đã chuyên sự chú ý của mình sang các bệnh khác. Ông đã gặp may khi chọn bệnh than cho các nghiên cứu khởi đầu của mình vì các vi khuẩn gây bệnh than khá lớn và dễ nhân dạng dưới các kính hiển vi có vào thời đó. Tuy nhiên, hầu hết vi khuẩn khác đều rất nhỏ và giữa các dạng vi khuẩn khác nhau thường ít hoặc không thể hiện sự khác biệt rõ rệt. Koch đã gặp lúng túng trong việc phân biệt các vi khuẩn này.
Koch đã nghiên cứu kỹ lưỡng máu của các động vật bị nhiễm bệnh, 1 và trong mọi trường hợp ông đều phát hiện ra một vi khuẩn hình que xếp thành chuỗi. Ông quan sát thấy sự hình thành các thể nghỉ (nội bào tử) bên trong các tế bào vi khuẩn và chỉ ra rằng bào tử luôn luôn gây nên bệnh than khi chúng được tiêm vào chuột. Đây là lần đầu tiên một vi khuẩn được chứng minh là căn nguyên gây ra một loại bệnh.
Được cổ vũ bởi thành công này, Koch đã chuyên sự chú ý của mình sang các bệnh khác. Ông đã gặp may khi chọn bệnh than cho các nghiên cứu khởi đầu của mình vì các vi khuẩn gây bệnh than khá lớn và dễ nhân dạng dưới các kính hiển vi có vào thời đó. Tuy nhiên, hầu hết vi khuẩn khác đều rất nhỏ và giữa các dạng vi khuẩn khác nhau thường ít hoặc không thể hiện sự khác biệt rõ rệt. Koch đã gặp lúng túng trong việc phân biệt các vi khuẩn này.
Ông đã tìm ra giải pháp báng cách thụ mẫu (máu, mủ, đờm, dãi) từ các con bệnh rồi sau đó cấy (bôi) lên một bề mặt rắn như khoai tây cắt lát hay một môi trường chứa gelatin. Rồi ông đợi đến khi vi khuẩn và nấm có trong mẫu sinh sản và tạo nên các khuẩn lạc rõ rệt. Koch đã cho rằng mỗi khuẩn lạc chúa các con cháu của một tế bào duy nhát. Sau đó ông tiêm các mẫu vi sinh vật lấy từ từng khuẩn lac vào các động vật thí nghiệm để xem vi sinh vật nào đã gây nên bệnh. Phương pháp phân lập của Koch là một kỹ thuật tiêu chuẩn trong các phòng thí nghiệm vi sinh vật học và y học vẫn được sử dụng cho tới ngày nay, chỉ có điều một chất keo có tên là thạch – sản phẩm được chế từ tảo biển đỏ – đã được sử dụng thay cho gelatin hoặc khoai tây.
Koch và các cộng tác viên của ông cũng là nhừng người đã tạo nên nhiều tiến bộ khác trong lĩnh vực vi sinh vật học phòng thí nghiệm, bao gồm những thành tựu sau đây:
- Các kỹ thuật nhuộm đơn giản đối với tế bào và lên ròi vi khuẩn
- Những bức ảnh hiển vi đầu tiên về vi khuẩn
- Những bức ảnh đầu tiên về vi khuẩn trong các mô bị bệnh
- Các kỹ thuật xác định số lượng vi khuẩn trong một dung dịch dựa trên số khuẩn lạc tạo thành sau khi được nuôi cấy trên bể mặt một môi trường rắn
- sử dụng hơi nước để khử trùng môi trường nuôi cấy
- sử dụng đĩa Petri để giữ các môi trường rắn
- Các kỹ thuật vô trùng trong phòng thí nghiệm như dùng que cây platin được tiệt trùng trên ngọn lửa để cây truyền vi khuẩn giữa các môi trường
- Phân biệt vi khuẩn như các loài riêng biệt
Do các thành tựu này, Koch được coi là người cha của Phòng thí nghiệm vi sinh vật học.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét