Giai đoạn phát triển sớm của vi sinh vật học

Chỉ có một vài người đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới khoa học. Chúng ta đã nghe kê về Galileo, Newton, và Einstein, song danh sách này cũng có thể bao gồm cả Antoni van Leeuwenhoek (1632-1723), một thợ may, thương gia, và thợ mài thấu kính người Hà Lan, và là người đầu tiên đã khám phá ra thế giới vi sinh vật.


Hành trình dẫn đến sự nôi tiếng của ông được bắt đầu khá đơn giản, lúc đó, vì là một thương gia, ông cần phải kiểm tra chất lượng của vải. Thay vì chỉ mua một trong các kính lúp có sẵn, ông đã học cách mài kính và làm ra kính lúp cho riêng mình. Chẳng bao lâu ông bắt đầu đặt câu hỏi về tất cả những thứ xung quanh ông “Thật ra chúng trông như thế nào nhỉ?”

Antoni van Leeuwenhoek


Leeuvvenhoẹk đã phát hiện ra một thế giới vi sinh vật trước đó chưa ai biết tới, thế giới mà ngày nay chúng ta biết rằng, bao gồm các động vật nhỏ xíu, nấm, tảo, và các nguyên sinh động vật đơn bào. Từ bức vẽ đi kèm với bản báo cáo và từ sự mô tả chính xác về kích thước của các sinh vật thu được từ các kẽ răng của ông, chúng ta biết rằng lúc đó Leeuwenhoek đang nói về sự tồn tại của các vi khuẩn Vào cuối thế kỷ ’19, những “con thú nhỏ” của Leeuwenhoek được gọi là các “microbes’ còn ngày nay chúng ta gọi chủng là các “microorganisms”. Cả hai thuật ngữ đều bao gồm tất cả những sinh vật nào nhỏ tới mức không thể nhìn thấy được nếu thiếu trong tay một kính hiển vi.
Nhờ chất lượng các kính hiển vi, nhờ các kỹ năng quan sát sâu sắc, nhờ các báo cáo trong suốt 50 năm liền và nhờ bản báo cáo chi tiết cua ông về sự phát hiện ra nhiều loại vi sinh vật/ Antoni van Leeuwenhoek đã được bầu vào Hội Hoàng gia vào năm 1680. Ông và Isaac Nevvton chắc chắn đã là những nhà khoa học nổi tiếng nhất vào thời đại của họ. Vì rằng ông đã làm thay đổi vĩnh viễn cách nhìn của chúng ta về thế giới của mình, ngày nay Leeuwenhoek được biết đến như người khai sinh ra ngành Nguyên sinh động vật học và ngành Vi khuẩn học.
Dạng vi sinh vật duy nhất còn là một bí ẩn đối với Leeuwenhoek và các nhà vi sinh vật học khác thời đó là virut, bọn này nhỏ hơn nhiều so với các sinh vật nhân sơ nhỏ nhất và không thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học. Virut chỉ được quan sát thấy vào năm 1932 khi kính hiển vi điện tử được phát minh.
Lần đầu tiên Leeuwenhoek báo cáo về sự tồn tại của vi sinh vật là vào năm 1674, nhưng gần hai thế kỷ sau vi sinh vật học vẫn không được phát triển mạnh mẽ như một lĩnh vực nghiên cứu. Có nhiều nguyên nhân đối với sự chậm trễ này. Trước hết, Leeuwenhoek là một con người hay nghi ngờ và bí hiểm. Mặc dù đã làm ra trên 400 kính hiển vi song ông chưa hề đào tạo một thợ học nghề và cũng không bao giờ bán hoặc cho ai một kính hiển vi nào. Sự thật là ông chưa bao giờ để bất kỳ ai – kể cả gia đình mình lẫn các vị khách đáng kính như Nga hoàng hoặc Nữ hoàng Anh – được xem qua các dụng cụ tốt nhất của ông. Khi Leeuvvenhoek qua đời, bí mật của việc chế tạo các kính hiển vi cao cấp cũng mất theo.


Đọc thêm tại : http://baitapvisinh.blogspot.com/2015/06/lich-su-phat-trien-cua-vi-sinh-vat-hoc.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: bai tap sinh hoc, lên men

0 nhận xét:

Đăng nhận xét