Các khái niệm cơ bản

1. Vi khuẩn nhỏ và đơn giản về cấu trúc khi được so sánh với sinh vật nhân chuẩn, tuy nhiên chúng thường có hình dạng và kích thước đặc trưng.
2. Mặc dù chúng có một màng sinh chất, cấu trúc cần thiết cho mọi tế bào sống, nhìn chung vi khuẩn thiếu các hộ thống màng nội bào phức tạp mở rộng.
3. Nền tế bào chất thường chứa một vài thành phần không được màng bao quanh: thể vùi, riboxom, và thể nhân mang vật chất di truyền của nó.
4. Thành tế bào nhân sơ gần như luôn luôn chứa peptiđoglican và là thành phần phức tạp về mặt hóa học cũng như hình thái. Hầu hết vi khuẩn có thế được chia thành các nhóm Gram dương và Gram âm dựa trên cấu trúc thành tế bào của chúng và dựa vào phản ứng của chứng với quy trình nhuộm Gram.
5. Các thành phần như màng giáp và lông nhung nằm phía bên ngoài thành tế bào. Một trong các thành phần này là lông roi, cơ quan mà nhiều vi khuẩn sử dụng như một cái chân vịt để bơi tới các chất dẫn dụ và thoát khỏi các chất xua đuôi.
Hình thái học
Một vi khuẩn có hình cầu hoặc hình trứng tròn được gọi là một cầu khuẩn.
Các chuỗi dài cầu khuẩn được tạo ra khi các tế bào dính lai với nhau sau nhiều lần phân chia liên tiếp theo một mặt phăng (Streptococcus, Enterococcus, và Lactococcus)
Tụ cầu khuẩn (Staphylococcuầ) phân chia theo nhiều mặt phăng ngẫu nhiên đê sinh ra các đám tế bào lớn nhỏ khác nhau giông như các chùm nho.
Sự phân chia theo hai hay ba mặt phang có thể sinh ra các đám cầu khuẩn đều đặn. Các thành viên của chi Micrococcus thường phân chia theo hai mặt phăng để tạo thành các nhóm hình vuông bốn tế bào một được gọi là các tứ cầu.
Trong chi Sarcina, cầu khuẩn phân chia theo ba mặt phẳng tạo nên các bao gói hình lập phương gồm tám tế bào.
Một hình thái vi khuẩn thường gặp khác là hình que, thường được gọi là trực khuẩn.
Bacillus megaterium là một ví dụ điển hình của các vi khuẩn hình que.
Các trực khuẩn khác nhau nhiều về tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng của chúng, các cầu- trực khuẩn là bọn ngắn và rộng đến mức chúng gần giống các cầu khuẩn.
Hình dạng phần tận cùng của trực khuẩn thường không giống nhau giữa các loài và có thể dẹt, tròn, hình xì gà, hoặc chẽ đôi.

hình dạng trực khuẩn


Mặc dù nhiều trực khuẩn tồn tại đơn lẻ, song chúng cũng có thể dính vào nhau sau khi phân chia để tạo thành cặp hoặc chuỗi (ví dụ Bacillus megaterium được gặp dưới dạng các chuỗi dài).

Các phẩy khuẩn là một số trực khuẩn được uốn cong lại đê tạo thành dạng có hình dấu phẩy điển hình hoặc sợi xoắn không trọn vẹn.
Xạ khuẩn thường gồm các sợi đa nhân dài hoặc phân nhánh tạo nên một mạng lưới được gọi là hệ sợi.
Nhiều vi khuẩn có hình dạng giống như những que dài xoắn lại thành các sợi xoắn hoặc hình trôn ốc, chúng được gọi là xoắn khuẩn nếu cứng nhắc và xoắn thể nếu linh động.


Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét