Các thí nghiệm của Buchner và Điều gì gây nên bênh tật?

            Các thí nghiệm của Buchner
           Các nghiên cứu về lên men được bắt đầu với ý tưởng cho rằng phản ứng lên men chỉ là những phản ứng thuần túy hóa học và không có sự tham gia của các cơ thể sống. Vào năm 1897 nhà khoa học Đức Eduard Buchner (1860-1917) đã làm sống lại sự giải thích theo quan điểm hóa học bằng cách chỉ ra rằng lên men không cần tới các tế bào sống.

          Các thí nghiệm của Buchner đã chứng minh được sự có mặt của các enzim đó là các protein do các tế bào sinh ra có tác dụng kích hoạt các phản ứng hóa học. Công trình của Buchner đã mở đầu cho lĩnh vực hóa sinh học và hhững nghiên cứu về trao đối chất, một thuật ngữ ám chỉ toàn bộ các phản ứng hóa học xảy ra bên trong một cơ thể.
           Cuộc luận chiến đã có thể xảy ra theo hướng nào nếu giả sử Buchner tiến hành các thí nghiệm của mình vào năm 1857 chứ không phải năm 1897?

Buchner


             Điều gì gây nên bênh tật?
            Vấn đề thứ ba thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật học có liên quan đến bệnh tật, một thuật ngữ thường được dùng để chỉ bất kỳ trạng thái bất thường nào diễn ra trong cơ thể. Trước những năm 1800, người ta cho rằng bệnh là do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, như linh hồn xấu xa, tội lỗi, sự mất cân bằng trong các dịch cơ thể/ và hơi nước hôi thối. Mặc dù ngay từ năm 1546 nhà triết học người Ý Girolamo Fracastoro (1478-1553) đà phỏng đoán rằng các “mầm lây nhiễm” là kẻ đã gây ra bệnh tật, song quan niệm cho rằng chính các cơ thể sống không thể nhìn thấy được mới là mầm bệnh thì chỉ được xuất hiện 230 năm sau, sau những phát minh về kính hiển vi của Leeuwenhoek.
            Phát hiện của Pasteur về việc vi khuẩn có trách nhiệm đối với việc làm hỏng rượu vang đương nhiên đã dẫn đến giả thuyết vào năm 1857 của ông cho rằng vi sinh vật cũng là những kẻ chịu trách nhiệm đối với bệnh tật. Tư tưởng này về sau đã được gọi là học thuyết mầm bệnh,. Vì rằng một bệnh cụ thể thường được đi kèm với các triệu chứng như nhau ồ mọi cơ thể bị nhiễm bệnh, nên các nhà nghiên cứu trước đó nghi ngờ rằng mọi loại bệnh như bệnh tả, bệnh lao và bệnh than, đều do một mầm bệnh chuyên biệt được gọi là tác nhân gây bệnh gây ra. Ngày nay chúng ta biết rằng một số bệnh có tính di truyền và một sô” bệnh khác thì lại do các phản ứng dị ứng hoặc các độc tố của môi trường gây m, cho nên học thuyết mầm bệnh chỉ có thể áp. đụng với các bệnh nhiễm trùng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bai tap sinh hoc 12, quang hop

0 nhận xét:

Đăng nhận xét